Campuchia có trang trại điện năng lượng mặt trời đầu tiên!
- Posted by administrator-solarv
- 0 Comment(s)
Một nhà máy điện năng lượng mặt trời trị giá 9.2 triệu USD sẽ cung cấp được 1/4 năng lượng cần thiết cho thành phố Bavet, và cắt giảm hiệu ứng nhà kính tại Campuchia tới 5,500 tấn CO2 mỗi năm.
Ngân hàng phát triển Châu Á ADB vừa cho công ty Sunseap tại Singapore vay 9.2 triệu USD để xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời 10MW tại Campuchia. Trang trại này sẽ được vận hành trước tháng 8/2017, sẽ là nguồn điện mặt trời đầu tiên được kết nối quy mô vào điện lưới quốc gia Campuchia. Trang trại này sẽ cung cấp 10MW điện cho đất nước nghèo thứ 2 ở Đông Nam Á, nó đủ cho 1/4 nhu cầu điện của Bavet – một thành phố nhỏ với 37,000 dân.
Việc lắp đặt trang trại năng lượng mặt trời này là dự án trọng điểm của một đất nước vốn phụ thuộc nặng nề vào thủy điện và dầu mỏ, và phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ nước láng giềng là Việt Nam
Trang trại này được kỳ vọng sẽ giảm hiệu ứng nhà kính tới 5,500 tấn CO2 mỗi năm. Theo đánh giá của WorldBank năm 2013, tổng phát thải nhà kính tại Campuchia là 5,574,000 tấn mỗi năm.
Sunseap đã thắng thầu dự án này vào năm ngoái, và là công ty thứ 3 của Singapore có dự án điện mặt trời ở nước ngoài, trước đó là ở Ấn Độ và Malaysia. Dự án được cấp vốn vay ưu đãi từ ADB, tổ chức chống biến đổi khí hậu Canadian, và một nhà đầu tư cá nhân.
Frank Phuan, sáng lập và là tổng giám đốc của Sunseap Group nói: “trong khi tiêu thụ điện ở Campuchia đã gia tăng nhiều năm nay, thì phân nửa dân số vẫn sống không có điện ổn định, hoặc không trả nổi tiền điện”.
Năng lượng tái tạo bền vững hiện diện rất ít ở Campuchia, chỉ có 2MW pin mặt trời được lắp đặt cho tới nay, theo cơ quan Năng Lượng Campuchia.
Các nhà làm chính sách tại Campuchia đang cố hỗ trợ ngành điện mặt trời như là nguồn bổ trợ cho điện than, thủy điện. Hiện tại phân nửa dân số trong tổng 16 triệu dân Campuchia có thể tiếp cận nguồn điện ổn định, và dự báo tiêu thụ điện tăng 18% mỗi năm. Chính phủ Campuchia đặt mục tiêu 70% số gia đình có thể tiếp cận nguồn điện ổn định trước năm 2020 và đạt 100% vào năm 2030.
Ở một đất nước mà hầu hết các dự án hạ tầng đều được thực hiện bởi những công ty có quan hệ tốt với chính quyền, thì dự án trang trại năng lượng mặt trời được đấu thầu công khai này là đầu tiên có tính cạnh tranh công bằng. Phuan nói thêm, “nhờ mối liên kết này, người dân ở nông thôn Campuchia sẽ được tiếp cận những tiện ích giống như những người dân ở thành thị”
SolarV Vũ Phong dịch theo Eco-Business
SolarV Vũ Phong hiện cũng đã có nhân viên đại diện kinh doanh điện mặt trời ở Campuchia, sẽ có văn phòng đại diện chính thức trong hè này, thúc đẩy việc cung cấp các sản phẩm điện mặt trời Made in Vietnam sang Campuchia cũng như thực hiện các dự án điện mặt trời cho đất nước đang thiếu điện này.
Xem thêm: