Việt Nam nói: Tạm biệt điện than – Xin chào điện sạch!
- Posted by administrator-solarv
- 0 Comment(s)
Việt Nam tháng này nhận được sự cổ vũ lớn từ các nhóm hành động vì môi trường, mà trước đây rất hiếm được như vậy.
(P/s: bài viết gốc từ tháng 1/2016 lúc Việt Nam tham dự hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris – hy vọng Chính phủ mới tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính và hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo như đã cam kết với Quốc tế)
Cho tới thứ Tư tuần rồi, Việt Nam vẫn là nước có kế hoạch sử dụng điện than lớn nhất Đông Nam Á – với một kế hoạch khoảng 70 nhà máy điện than mới tổng công suất 44GW, chưa kể đến các nhà máy điện than tổng công suất 17GW đã được xây dựng. Nó tương đương với công suất điện than của toàn nước Nhật.
Nhưng sau đó Chính phủ Việt Nam đã thay đổi kế hoạch, với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo về việc sẽ cắt giảm số nhà máy điện than trong tổng thể kế hoạch phát triển lưới điện quốc gia. Chính phủ sẽ chuyển một số dự án điện than qua điện khí, và tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển điện sạch như điện gió và điện mặt trời.
Cam kết chống biến đổi khí hậu với Liên Hợp Quốc (UN)
Trong thời gian diễn ra hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris, Việt Nam cam kết tự giảm phát thải nhà kính 8% trước 2030, và 25% với sự hỗ trợ của Quốc tế.
Điều đó cho thấy rằng, thật ngạc nhiên khi Việt Nam đưa ra hành động rất nhanh chóng, và cho thấy rằng thế giới đang thực sự quay lưng lại với điện than.
Lời của ngài Thủ tướng: “Việt Nam cần trách nhiệm thực hiện tất cả cam kết quốc tế về giảm khí thải nhà kính, và đẩy mạnh đầu tư vào điện sạch, vào năng lượng tái tạo.”
Kế hoạch phát triển ngành điện sửa đổi lần VII của Việt Nam sẽ được công bố sớm, và họ dự kiến giảm dự báo về nhu cầu sử dụng điện trong bối cảnh phát triển kinh tế như hiện nay, và phải cắt giảm số lượng điện than trong tổng thể các loại hình phát điện để tăng tỉ lệ của điện sạch, điện tái tạo.
Cuộc chiến chống ô nhiễm
Sự chuyển hướng này đánh dấu cột mốc quan trọng tại một khu vực phụ thuộc nhiều vào than đá, là một trong những nguyên nhân chính làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng được bắt gặp ở mọi nơi từ Trung Quốc tới Ấn Độ, Indonesia.
Quyết định này được đưa ra vài tháng sau khi công bố một nghiên cứu của ĐH Harvard và Greenpeace về chi tiết sự ảnh hưởng tới sức khỏe bởi kế hoạch mở rộng điện than tại Việt Nam.
Sự việc đang diễn ra chậm rãi, tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng điều gì đó đang thay đổi về thái độ về điện sạch, năng lượng sạch ở châu Á.
Trung Quốc, đất nước sử dụng nhiều than đá nhất thế giới mới đây cũng có sự sụt giảm đáng kể kể cả than đá tự sản xuất và than đá nhập khẩu. Gần đây họ còn công bố một lệnh cấm khai thác mỏ than đá mới trong vòng 3 năm.
Nhập khẩu than đá ở Ấn Độ cũng giảm đáng kể, và theo trào lưu gia tăng sản xuất trong nước, điện mặt trời nổi lên như một sự thay thế thực tế và giá cả phải chăng.
Và bây giờ Việt Nam đang đóng một vai trò tương tự vậy.
SolarV Vũ phong dịch theo Greenpeace.org
(Link: http://energydesk.greenpeace.org/2016/01/25/vietnam-coal-decision-paris-agreement/)
Xem thêm: